MINH BẠCH ĐẦU CUNG CỦA TẬP ĐOÀN TWINNINGS SẼ TRỞ THÀNH TIÊU CHUẨN TOÀN NGÀNH CHÈ

Tập đoàn Twinnings từ lâu đã thu mua chè ở nhiều vùng khác nhau tại Ấn Độ như: Assam và Darjeeling, Kerala. Mô hình đồi chè với nhiều công nhân sống trên đồi cùng gia đình họ đang chiếm ưu thế nhưng số lượng tiểu điền cũng ngày một tăng lên. Trên đồi chè, những người công nhân và gia đình của họ được cung cấp nhà ở, dịch vụ giáo dục, thực phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo như luật lao động trồng rừng (PLA). Tất cả những đồi chè mà Twinning thu mua nguyên liệu đều được chứng nhận bởi tiêu chuẩn của một đơn vị thứ 3.

Trong hình ảnh có thể có: đồ uống, cốc cà phê và món ăn

Vấn nạn lạm dụng nhân công tại các đồi chè đang ngày một khiến người tiêu dùng trở nên e ngại mỗi khi uống trà. Đây chính là vấn nạn mà tập đoàn Twinning đang muốn loại bỏ.

Năm ngoái Twinnings, một tập đoàn cung cấp chè nổi tiếng từ năm 1706, đã công bố danh sách và bản đồ của tất cả khu vực trồng chè trên Ấn Độ mà tập đoàn này thu mua. “Minh bạch là một phần trong hành trình cải  thiện đời sống của cộng đồng nông dân chè mà chúng tôi đang thu mua nguyên liệu và minh bạch cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra những thay đổi mà chúng ta đều mong mỏi muốn thấy” – Trích lời của tập đoàn này – nhãn hàng lớn thứ 2 tại Anh

Minh bạch trong thu mua đầu vào rất hiếm khi là tiêu chuẩn của ngành chè. Các thương hiệu nhỏ luôn khẳn định rằng, việc đưa ra ánh sáng những nơi áp dụng điều kiện lao động không đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiêt để giúp ngành chè loại bỏ những tiếng xấu bị áp đặt bởi phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên những thương hiệu lớn như Yorkshire và Twinning thì lâu nay vẫn rất kín tiếng về những giao dịch kinh doanh của họ.

Vao tháng 6 năm nay, Bettys & Taylors Group (BTG), chủ của Yorkshire Tea, đã trở thành thương hiệu lớn đầu tiên báo cáo đầy đủ danh sách các đầu cung của họ. Bước đi táo bạo bày đã giúp cho họ có thể khiến cho những nhãn hàng lớn khác phải làm theo. Tất cả mọi người đang chờ mong Tetley, Typhoo, clipper Tea và PG Tips (Unilever) theo chân của BTG.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trong suốt vài năm qua, Đài BBC cùng các tổ chức phi chính phủ khác bao gồm Traidcraft Exchange, World Bank và các học viện khoa học đã tiết lộ tệ nạn lạm dụng dưới nhiều hình thức khác nhau từ nô lệ cho tới bắt cóc. Những người bị ảnh hưởng, chủ yếu tại Assam phải sống bằng đồng lương ít ỏi, sống trong những ngôi nhà không thoải mái với điều kiện vệ sinh hạn chế, và phải chịu đựng khủng khiếp nếu đồi chè thất bát. Những công ty chè lớn – những công ty đã bán hầu hết cổ phần của họ nhưng vấn tiếp tục dựa dẫm vào các đồi chè – thường không mấy khi đáp ứng đươc những điều kiện tổi thiểu cho người lao động.

Traidcrafted đã thực hiện một chiến dịch mang tên “Who picked my tea?” “Tiết lộ đầy đủ nguồn cung của của một công ty là xu hướng tích cực toàn cầu và các đơn vị kinh doanh, bất kể khách hàng của họ là ai, đều có thể và nên thực hiện” (Fiona Gooch – tư vấn chính sách cấp cao của Traidcraft Exchange)

Quay trở lại với Twinnings, họ đã liệt kê 67 khu vực đồi chè đạt tiêu chuẩn, và chứng minh được việc vận hành của đồi chè đó không lạm dụng công nhân và không có hình thành nô lệ.

Nick Knightley và Ethical Trading Initiate (ETI) đã thông báo với Reuters Foundation rằng “Minh bạch rõ ràng từ các thương hiệu đồng nghĩa với giám sát và trách nhiệm. Và cũng có nghĩa rằng việc khai thác lao động quá mức sẽ ngày càng có ít nơi để ẩn mình”

Knightley, người làm việc về thực phẩm và nông trại tại ETI, đã khẳng định, chỉ đơn giản đưa ra ánh sáng la chưa đủ để đảm bảo  rằng tất cả công nhân trồng chè có được sự công bằng.

“Các thương hiệu nên gây áp lực với các nguồn cung của họ để đảm bảo công nhân làm việc được tự do hơn và có thể yêu cầu những điều kiện làm việc tốt hơn cho bản thân”

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Nguồn: Thompson Reuters FoundationBehind the BrandsTraidcraft Exchange

Leave a Reply